Thủ tục nhập trạch lấy ngày khi chuyển về nhà mới

Theo phong tục truyền thống của người phương Đông chúng ta, sau khi xây nhà mới xong không phải cứ dọn vào ở là được. Thủ tục dọn về nhà mới còn được gọi là nghi thức nhập trạch.

Đây được xem là một nghi thức rất quan trọng, ảnh hưởng tới tài vận cũng như may mắn của các gia chủ. Chính vì vậy mà nhập trạch trở thành nỗi băn khoăn lớn của gia chủ.

Để giúp gia chủ có thêm những hiểu biết cho vấn đề này, chuyển nhà Thành Hưng xin chia sẻ với các bạn những thông tin dưới đây.

CHUYỂN NHÀ THÀNH HƯNG 【SALE 30%】
PHỤC VỤ 24/7

094.403.35.35 – 0915.388.666

Thủ tục nhập trạch lấy ngày

I. Nhập trạch là gì?

Nhập trạch hiểu một cách đơn giản là lễ dọn vào nhà mới. Theo như quan niệm dân gian xưa thì nhập trạch là một trong những nghi lễ vô cùng quan trọng trong quan niệm tín ngưỡng dân gian của người Việt Nam từ xưa tới nay.

Theo quan niệm dân gian, ở mỗi nơi lại có các vị thần, vị quan cai quản khu vực riêng. Việc các bạn làm lễ nhập trạch thực chất chính là việc làm lễ để thông báo cho các vị thần, quan cơ sở tại khu đất ấy về việc gia đình bạn sẽ chuyển tới đó để sinh sống, mong các ngài phù hộ cho cuộc sống tại nơi ở mới thuận lợi và bình an.

Tuy nhiên, sẽ có nhiều vấn đề khiến cho ngày giờ phù hợp đã đến nhưng gia chủ lại chưa thể dọn sang nhà mới để ở ngay được. Lúc này, nhiều gia đình sẽ lựa chọn nghi thức cúng nhập trạch lấy ngày.

II. Ý nghĩa của việc nhập trạch lấy ngày.

Lễ nhập trạch chuyển nhà  lấy ngày được công nhận có giá trị như một lễ nhập trạch chuẩn, các vị thần linh và tổ tiên cũng đã chấp nhận cho việc gia đình bạn đã chuyển đến nơi ở mới.

Lễ nhập trạch nhà lấy ngày giúp bạn tiến hành nghi thức đúng vào giờ đẹp, ngày đẹp như đã định mà không sợ bị lỡ việc hay mạo phạm  đến thần linh, tổ tiên.

Về yếu tố tinh thần, nhập trạch lấy ngày thuận lợi sẽ giúp gia chủ cảm thấy an tâm hơn để thu xếp các công việc dọn nhà sau này, tránh xảy ra những sơ sót vì nóng vội

III. Hướng dẫn làm thủ tục nhập trạch lấy ngày.

1. Xem ngày tốt nhập trạch

Xem ngay tốt nhập trạch lấy ngày

Theo các sách Phong thủy, điều đầu tiên cần lưu ý là kiêng nhập trạch vào tháng 7 và tháng 7 âm lịch vì hai tháng này có tiết thanh minh và lễ vu lan báo hiếu, những tiết này có liên quan tới người chết.

 Khi xem ngày tốt để chuyển nhà thì trước hết bạn cần phải tránh những ngày xấu như : Tam nương, Thọ tử, ngày Dương công kỵ sau đó mới có thể tính tới chuyện tìm ngày hoàng đạo.

 Ngày Tam nương gồm các ngày sau : 3, 7, 13, 18, 22, 27 âm lịch hàng tháng. Ngày Thọ tử là các ngày : 5, 14, 23 âm lịch hàng tháng. Ngày Dương công kỵ nhất theo sách Việt Nam phong tục là những ngày âm lịch: 13 tháng giêng, 11 tháng 2, 9 tháng 3, 7 tháng 4, 5 tháng 5, 3 tháng 6, ngày 8 và 29 tháng 7, ngày 27 tháng 8, ngày 25 tháng 9, ngày 23 tháng 10, ngày 21 tháng 11, ngày 19 tháng Chạp.

 Cũng theo một số ý kiến cho rằng nhập trạch nên chọn các ngày thuộc hành Thủy, hành Kim tránh ngày Hỏa. Sở dĩ người xưa cho rằng ngày hành Thủy, hành Kim là tốt bởi Thủy quản tài lộc. Còn Kim được hiểu như là kim tiền – cũng mang tài lộc cho gia chủ. Đồng thời người ta tránh ngày hỏa vì sợ rằng chuyển nhà vào các ngày hỏa thì nhà mới sẽ dễ bị hỏa hoạn.

2. Chuẩn bị lễ cúng nhập trạch

Lễ cúng nhập trạch lấy ngày

Để chuẩn bị cho thủ tục nhập trạch lấy ngày bạn cần chuẩn bị các lễ sau đây:

  • Hoa tươi
  • 1 cây đèn cầy đỏ
  • 1 bộ tam sanh (bao gồm 1 miếng thịt luộc, 1 con tôm luộc và 1quả trứng vịt luộc)
  • Xôi
  • Gà luộc
  • 3 miếng trầu cau (đã têm)
  • Giấy vàng bạc
  • 1 đĩa muối+gạo
  • 3 hũ nhỏ đựng muối – gạo – nước
  • 3 chung trà
  • 3 chung rượu và 3 điếu thuốc.
  • Mâm ngũ quả nhập trạch. Xem ngay: Hướng dẫn chuẩn bị mâm ngũ quả nhập trạch

3. Văn khấn chuyển nhà

Chuẩn bị văn khấn nhập trạch trước khi làm lễ, văn khấn gồm 2 phần văn khấn thần linh & văn khấn cáo yết gia tiên ( lưu ý: khi khấn bạn cần đọc văn khấn thần linh trước rồi mới đến văn khấn gia tiên)

III. Một số chú ý khi làm lễ cũng nhập trạch lấy ngày.

Khi làm thủ tục nhập trạch lấy ngày gia chủ cần chú ý một số điều sau :

1. Đốt nến.

 Đầu tiên, gia chủ cần đốt một cây nến, sau đó đặt ở góc Đông Nam trong nhà và theo dõi ánh lửa. Khi ấy phải khép kín cửa, tránh gió lùa vào để có thể dễ dàng theo dõi hướng cháy của lửa. Nếu như nhà để quá lâu, độ ẩm lên cao xuất hiện nhiều ẩm mốc, khí xấu, độc hại thì ánh lửa cháy sẽ lập lòe chứ không cháy đứng ngọn.

Việc đốt nến sẽ giúp xác định được tình trạng ngôi nhà cũng như có thể kiểm soát được khí lưu trong nhà.

2. Xông nhà

 Việc xông nhà sẽ giúp xua đi chướng khí tích tụ lâu ngày trong nhà và có thể đuổi các loại côn trùng có hại. Thuốc xông là hỗn hợp gồm các loại rễ cây, bột trầm hương, hương liệu và nhang thơm.

Sau khi mua về, hãy đốt vào cái siêu đất để khói bay ra từ vòi siêu, dễ cầm mà lại tránh bị bỏng tay. Trong quá trình thực hiện, nên mở hết cửa chính và cửa sổ, để các khí xấu theo làn khói bị đẩy ra khỏi căn nhà. Xông theo nguyên tắc từ trên xuống dưới, từ trong ra ngoài.

 Bạn cần chú ý là khi xông cần xông kỹ những góc tường hứng nhiều nước mưa và ấm mốc. Khi xông, hãy bật hết tất cả các đèn lên, vừa để thấy rõ hiện trạng hư hại vừa có thể tăng nhiệt khí, dương khí. Nếu như nhà chưa có điện, hay bị cắt điện đã lâu thì hãy nhóm bếp than rồi đem một chậu cây xanh đặt vào hướng Nam hoặc hướng Đông trong nhà để tăng cường dương khí.

3. Treo chuông gió.

 Một trong những việc làm không thể thiếu trong thủ tục nhập trạch lấy ngày đó chính là việc treo chuông gió. Khi dương khí đã vượng, hãy treo phong linh ở một số vị trí. Phong linh (haychuông gió) là công cụ dẫn dắt khí luân chuyển trong nhà, thường được treo ở các cửa ra vào hoặc cửa sổ.

Hãy lựa chọn các loại chuông gió bằng kim loại, phát ra âm vực cao, ứng với cung Thương trong ngũ âm cổ. Theo quan niệm, chuông gió thuộc hành Kim, mang ý nghĩa là tiền tài theo gió vào nhà.

Đồng thời người xưa cũng cho rằng, âm thanh của kim khí có khả năng xua đi tà ma dịch bệnh, giúp mang lại may mắn và báo hiệu đã có người ngụ cư, dương khí đã đến vùng đất này.

Cung Thương trong âm nhạc xưa tương ứng với nốt sol trong âm nhạc thất âm phương tây hiện đại. Khi nghe âm điệu này, tâm trạng của con người sẽ trở nên vui tươi hơn, hưng phấn hơn và hướng thiện hơn. Tuy nhiên cũng cần lưu ý rằng, chuông gió cũng sẽ là con dao hai lưỡi.

Nếu khí của khu vực xung quanh hay bản thân căn nhà có khi xấu thì chuông gió sẽ làm cho chúng phát tán đi khắp nơi và ảnh hưởng không tốt tới gia chủ. Vì vậy mà gia chủ cần xem xét và tính toán cẩn thận trước khi quyết định việc treo chuông gió trong nhà để có kết quả tốt nhất.

4. Trấn nhà.

Theo quan niệm xa xưa, vào thời điểm nhà còn được xây dựng trên nền đất thì khi dọn vào nhà mới người ta thường lấy các mẫu vàng găm(đá phong thủy) nhỏ hoặc 8 đồng xu được chôn ở 4 góc nhà với ngụ ý tiền tài vào tứ phương, đồng thời giúp xua đi tà khí, trấn nhà để được cát tường.

Và ngày nay, việc đó sẽ được gia chủ làm trước lúc lát gạch cho sàn nhà. Nếu căn nhà của bạn dọn đến không cần phải sửa lại sàn nhà, thì hãy bỏ vàng găm và tiền xu vào một lọ nhỏ sau đó để trong nhà hoặc là góc cửa.

Ngoài ra, bạn cũng có thể để vài miếng vàng găm vào trong bát nhang địa tài, Thổ sinh Kim sẽ giúp mang tài lộc tới cho gia đình của bạn. Và nếu có điều kiện, bạn có thể thay vàng găm bằng đá thạch anh trắng cũng có ý nghĩa là mang lại tài lộc, nhưng công năng của thạch anh trắng cao hơn vì từ tính của nó thuộc vào loại mạnh và ổn định nhất.

Việc sử dụng thạch anh trong nhà cũng giúp ổn định từ trường, điều tiết các chướng khí giúp mang lại sự ổn định, may mắn và tài lộc cho gia đình.

IV. Những điều kỵ khi làm thủ tục nhập trạch lấy ngày.

1. Để phụ nữ mang thai dọn nhà.

Phụ nữ mang thai thường kiêng kị dọn nhà để nhập trạch vì trước hết là lý do sức khỏe. Trong quá trình đóng gói, thu xếp đồ đạc nặng có thể ảnh hưởng tới mẹ và thai nhi.

Trong thủ tục nhập trạch lấy ngày thì việc chuyển nhà gây ảnh hưởng tới “thần thai”. Theo quan niệm xưa, mỗi thai nhi đều có một vị thần coi sóc đó được gọi là “thần thai”. Vị thần này luôn quanh quẩn bên thai nhi nhưng sẽ cư ngụ tại những đồ vật khác nhau trong nhà.

Chính vì thế khi chuyển đồ đạc sẽ làm xáo trộn nơi cư trú của thần thai. Bên cạnh đó, khi chuyển nhà mới, thai phụ nếu gặp phải luồng khí lạ sẽ khiến cho tinh thần không thoải mái, bất an và họ cần một thời gian để có thể thích nghi.

➡️Tham khảo thêm: Chuyển nhà khi mang thai nên hay không nên?

2. Tuổi dần dọn nhà.

Tuổi dần không nên tham gia lễ nhập trạch vì theo quan niệm xưa, người cầm tinh mãnh hổ đến nhà mới sẽ mang theo những điềm xấu, chẳng khác nào rước hổ vào nhà. Như thế, cuộc sống sau này của gia chủ sẽ rất khó khăn, vất vả và luôn không được bình an.

3. Ngủ trưa tại nhà mới.

Bạn không nên ngủ trưa tại nhà mới vì điều này sẽ ám chỉ bệnh tật và lười biếng. Tất nhiên điều này chỉ diễn ra vào ngày đầu tiên còn những buổi sau, bạn có thể ngủ lại một cách bình thường. 

4. Bật đèn vào buổi tối.

   Trong 3 ngày đêm đầu tiên khi mới nhập trạch, bạn cần phải để nhà của mình luôn có ánh sáng. Vào buổi tối bạn hãy bật tất cả các thiết bị chiếu sáng, ban ngày khi có ánh sáng mặt trời thì có thể tắt đèn để tiết kiệm điện.

5. Dùng chổi cũ hoặc cây lau nhà cũ.

 Không nên sử dụng chổi cũ hoặc cây lau nhà cũ khi chuyển tới ngôi nhà mới. Bởi vì, chổi dùng để quét đi những bụi bẩn và sự không may mắn trong gia đình. Nhưng khi quét xong, chổi sẽ vẫn còn vương lại bụi bẩn. Chính vì vậy, nếu bạn sử dụng chổi cũ trong nhà mới thì đồng nghĩa với việc bạn đang mang theo bụi bận và những rắc rối từ nhà cũ sang nhà mới. Do đó, khi chuẩn bị về nhà mới, bạn nên vứt bỏ hết chổi và cây lau nhà cũ.

Lời kết:

Trên đây là những thông tin mà chúng tôi muốn chia sẻ đến các bạn về lễ cúng nhập trạch lấy ngày. Tuy nhiên, những thông tin trên chỉ mang tính chất tham khảo. Nếu gia đình bạn không có người rành về phong thủy và các nghi thức nhập trạch lấy ngày thì bạn có thể nhờ đến sự giúp đỡ của thầy phong thủy. Cuối cùng, chúc các bạn có thể làm nghi thức nhập trạch lấy ngày thuận lợi.

Trân trọng!

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

0342 73 73 73