Bát hương là vật ít khi phải thay nhất trong căn nhà. Tuy nhiên, chúng ta vẫn phải đề phòng rất kỹ việc bát hương đã quá cũ hoặc thêm trường hợp bất cẩn nữa là sợ vỡ. Bởi việc làm này ảnh hưởng trực tiếp đến các vị thần, ông bà tổ tiên. Để hiểu rõ hơn về cách xử lý bàn thờ, bát hương cũ. Hãy cùng taxi tải Thành Hưng tìm hiểu trong bài viết dưới đây của chúng tôi.
I. Nên hay không nên việc bỏ bát hương cũ?
Bát hương đã cũ, nứt, vỡ, sứt mẻ,… là nguyên nhân chính khiến chúng ta phải bỏ, và thay vào vị trí đó một bát hương mới. Tuy nhiên, việc này lại không đơn giản như những gì chúng ta vẫn nghĩ. Việc xử lý bát hương cũ cực kỳ quan trọng. Bởi nếu không cẩn thận, chúng ta sẽ đụng đến những vấn đề liên quan đến tâm linh.
Bằng bất cứ giá nào, bạn cũng không nên vứt bát hương, bàn thờ cũ đi, bạn có thể chọn một vị trí trong căn nhà của mình để đặt bát hương cũ vào. Theo thuyết tâm linh, chúng ta không nên bỏ bát hương cũ ở gốc cây lớn, miếu, đình hoặc bờ sông, vì đây là những điểm xúc phạm đến các vị thần và ông bà tổ tiên. Vậy nên hãy ghi nhớ điều này, cùng nhắc nhở những người thân của bạn lưu ý về điều này nhé !
Chúng ta cần biết cách xử lý bàn thờ, bát hương cũ đúng cách, đó cũng là tiền đề để tạo ra những may mắn trong gia đình của bạn. Để gia đình gặp được những thuận lợi, may mắn trong cuộc sống.
II. Cách bỏ bát hương, xử lý bàn thờ đúng cách
Cách vứt bỏ bát hương cũ
Như chúng ta vẫn thấy, bát hương ngày nay đa phần được cấu tạo từ gốm, sứ,… Vì vậy để tránh những phiền toái gây ra sau đó, chúng ta có thể đập vỡ chúng thành các mảnh nhỏ và tiến hành chôn nó xuống lòng đất.
Tuy nhiên, bạn nên chọn khi đất khô ráo, không quá ẩm ướt, khoảng cách lý tưởng là 20cm.
Cách vứt bàn thờ cũ
Tương tự như bát hương cũ, chúng ta không nên để nguyên khối để chôn bàn thơ dưới lòng đất. Vì vậy, vẫn phải sử dụng phương pháp chẻ nhỏ thành từng miếng.
Cách xử lý này không phạm vào đại kỵ tâm linh. Hơn thế nữa, còn giúp cho gia củ khoẻ mạnh, gặt hái được nhiều thành quả trong cuộc sống.
III. Cần chuẩn bị những gì khi thay bát hương, bàn thờ cũ
Thủ tục thay bát hương, bàn thờ cũ rất đơn giả. Bạn chỉ cần vệ sinh sạch. Sao đó bạn cho tro, gạo lên,… Cùng với đó, trước khi chuyển sang bát hương, bàn thờ mới, bạn nhớ rút ít nhất 5 chân nhang để cắm vào bát hương mới. Điều đó như thể hiện tình cảm ấm nồng của con cháu dành cho bề trên, khiến cho bàn thờ luôn ấm cúng.
Khi thay bát hương, bàn thờ bạn chỉ cần tuân thủ về việc: trao phục chỉnh tề, gọn gàng nhằm thể hiện sự thành kính, trang nghiêm đối với các vị thần linh và ông bà tổ tiên.
IV. Văn khấn bỏ bát hương, bàn thờ cũ
1. Mâm lễ cúng giải xá bát hương cũ
Bạn cần chuẩn bị:
- Hoa tươi hoặc hoa 5 màu
- Trầu 3 lá, Cau 3 quả cành dài đẹp
- Đĩa ngũ quả (5 loại quả 5 màu)
- Rượu, Trà, Nước, Gạo, Muối mỗi thứ 1 chén
- Bánh kẹo bóc ra
- 1 đĩa xôi và 2 bát chè ngọt, 5 bánh bao
- 3 đến Đinh tiền lễ
2. Văn khấn giải xá bát hương cũ
Sau khi chuẩn bị đầy đủ lễ vật, bạn tiến hành thực hiện các bước sau đây:
Vái ba lạy
Nam Mô A Di Đà Phật (3 lần)
Con lạy chín phương trời mười phương Phật. Con kính lạy các chư vị thần linh, hiển linh, hiển pháp, pháp thuật vô biên.
Hôm nay là ngày …. tháng …. năm …. (âm lịch)
Tên con là …………
Địa chỉ…………..
Con làm lễ bốc bát hương mới/ thay bàn thờ mới
Con xin bề trên chứng giám, con xin cầu tài đắc tài, cầu lộc đắc lộc, ăn nên làm ra, cầu được ước thấy, vạn sự như ý.
Con xin kính lạy các cụ tổ tiên nội ngoại sống khôn chết thiêng, hôm nay con làm lễ bốc bát hương mới/ thay bàn thờ mới, kính xin các cụ về phù hộ độ trì cho con cho cháu mạnh khỏe, ăn nên làm ra, cầu được ước thấy.
Con xin dập đầu kính bá
Vái ba lạy
Sau khi cúng giải xá bát hương cũ, gia chủ bắt đầu hóa tiền vàng, tờ văn khấn. Vãi gạo, muối ra trước cửa ngõ. Lúc tàn hết hương thì xin hạ lễ, đem thịt và trứng sống luộc chín.
Trên đây là thông tin về việc xử lý bàn hương và bàn thờ, hy vọng cho mọi thứ được bề trên phù hộ, độ trì và luôn mang lại sự mới mẻ, may mắn và thịnh vượng cho gia chủ. Chúc bạn may mắn với những gì Thành Hưng đã gợi ý.
Tham khảo thêm :
Dịch vụ chuyển nhà giá rẻ tại Hà Nội
Cách bài trí bàn thờ gia tiên sao cho đúng nhất
Vị trí đặt bàn thờ gia tiên sao cho chuẩn phong thuỷ