Cách bày trí bàn thờ gia tiên khi chuyển về nhà mới

Khi gia đình bạn xây cất và sinh sống ở ngôi nhà mới hoặc là chuyển nhà, hay mua chung cư… thì việc xắp xếp lại nội thất cần được chú ý, trong đó điều quang trọng nhất  chính là vị trí bàn thờ. Bàn thờ mới tại tân gia cần chuẩn bị những gì và cách bày trí ra sao?

Hãy cùng chuyển nhà tại Hà Nội tìm hiểu để nắm được một cách rõ ràng nhất nhé.

cách bày trí bàn thờ gia tiên khi chuyển nhà

I. Ý nghĩa của bàn thờ gia tiên trong đời sống tâm linh.

Từ ngàn đời xưa, ông bà ta đã xây dựng lên truyền thống thờ cúng tổ tiên. Đó là một trong những phong tục đẹp dẽ thể hiện lòng thành kính “uống nước nhớ nguồn” của con cháu đối với các bậc ông cha đi trước.

Theo đó, bàn thờ gia tiên được xem như nơi chủ nhà “giao lưu”, trao gửi lời tâm niệm, những mong ước đối với những người đã khuất. Thông thường, bàn thờ là nơi bày biện hương khói, trái cây thơm ngon để ông bà, tổ tiên về hưởng lộc.

Trong những dịp tiệc tùng, lễ Tết, các con cháu thường bày mâm cỗ cúng trực tiếp dâng lên bàn thờ để cầu khấn tổ tiên cùng tham dự, đón nhận lòng thành. Chính vì những ý nghĩa đó mà phong thủy đặt bàn thờ gia tiên, việc bày biện các lễ vật và thực hiện các nghi lễ cần phải được chú trọng và tiến hành rất cẩn thận.

II. Cách bày trí bàn thờ gia tiên.

Cách bố trí bàn thờ gia tiên khi chuyển nhà
Sơ đồ bài trí bàn thơ gia tiên

1. Bàn thờ.

  Gia chủ có thể chuẩn bị bàn thờ mới hoặc dùng lại bàn thờ cũ ở nhà, nếu muốn bỏ bàn thờ cũ đi thì cần phải làm lễ để xin các cụ cho phép rồi mới mua bàn thờ mới về.

Bàn thờ có nhiều loại khác nhau như: sập thờ, án gian thờ, bàn thờ hiện đại, tủ thờ… làm từ nhiều chất liệu gỗ khác nhau như : gỗ sồi ,gỗ mít, gỗ gụ,… bạn có thể tùy thuộc vào sở thích và tổng thể căn phòng để đưa ra những lựa chọn phù hợp nhất.

2. Khám thờ và ngai thờ.

   Nơi sát vách tường sẽ đặt một ngai cao, có bài vị của Cửu Huyền Thất Tổ hoặc là bài vị của Cụ cao nhất trên bàn thờ gia tiên . Còn Khám Thờ là vật có cánh cửa đóng- mở đặt bên trong là linh vị của tổ tiên, ngay chính giữa khám thờ có viết hai chữ “Thần Chủ”. 

3. Ảnh thờ.

   Hình ảnh của người thân mất trong gia đình sẽ được đặt theo nguyên tắc Nam tả- Nữ hữu. Theo đó thì hình của người đàn ông sẽ đặt ở phía trái, ảnh người phụ nữ đặt phía phải, tuy nhiên đó là xét theo hướng chủ tọa của bàn thờ, tức là xét theo hướng từ phía trong nhìn ra.

4. Đèn thái cực.

   Đèn thái cực thường được đặt ở giữa bàn thờ, phía dưới chân của khám thờ. Theo quan niệm cho rằng đèn này phải luôn được cháy sáng, chính vì thế mà hiện nay người ta ưa chuộng việc dùng đèn điện thay vì đèn dầu như ngày xưa để có thể đảm bảo an toàn. Lưu ý rằng nên chọn đèn có độ sáng vừa đủ, và nên chọn đèn ánh  đỏ hoặc vàng yếu, không nên quá sáng chói.

5. Bộ đỉnh hương.

   Thường sẽ có ba phần là: lư đồng ở trung tâm kèm với đó là hai nến đồng ở hai bên, hoặc có thể thay bằng 2 con hạc. Bộ phận này dùng để đốt trầm trong các dịp lễ tết, giúp cho không gian thờ cúng thêm phần trang trọng và thẩm mỹ. Tuy nhiên nếu bạn cảm thấy không cần thiết thì bộ đỉnh hương không có cũng không sao.

6. Bình cắm hoa và mâm quả.

   Nhìn từ bên ngoài vào, thì bình hoa tươi sẽ cắm bên phía phải, còn mâm ngũ quả sẽ đặt phía bên trái của bàn thờ.

7. Cặp chân nến (hay đèn Lưỡng Nghi).

   Theo quan niệm dân gian, Thái Cực sinh Lưỡng Nghi nên cần phải có hai chân nến đặt ở hai bên góc ngoài của bàn thờ. Đứng từ phía trong nhìn ra, bên trái tượng trưng cho mặt trời, còn bên phải là tượng trưng cho mặt trăng.

8. Bát hương.

 Bát hương là vị trí được coi là trung tâm ở trên bàn thờ, là nơi linh hồn các vị tổ tiên cư ngụ. Có nhiều cách khác nhau để đặt bát hương trên bàn thờ, số lượng bát hương đặt trên bàn thờ ứng với các số lẻ như 1,3,5, và phổ biến nhất là bàn thờ có 3 bát hương thờ lần lượt là: bà cô ông mãnh, thờ thần linh và thứ ba là thờ gia tiên.

Bát hương trên bàn thờ gia tiên cấm kỵ việc sử dụng màu vàng vì đó chỉ dành cho vua chúa, thờ quân, và các vị có chức tước trong hoàng tộc ngày xưa. Tuy nhiên ngày nay nhiều gia đình tối giản chỉ còn 1 bát hương chính đặt ở giữa bàn thờ.

Trong bát hương có một mẩu giấy hoặc là vải để làm cốt có ghi tên tuổi, năm mất, nơi mất của người được thờ phụng, có thể cắm một quy trụ vào bát hương để cắm hương vòng. 

Xem thêm: Chuyển nhà có nên mang theo bát hương

9. Ba chén nước.

Thường để đựng rượu hoặc là nước trong mỗi dịp cúng kiếng, thắp hương. Ba chén nước này sẽ để phía ngoài cùng của bàn thờ, đặt trước bát hương.

III. Những lưu ý khi đặt bàn thờ gia tiên về nhà mới.

  • Không nên kê bà thờ ở gần nhà tắm, nhà vệ sinh hoặc là những nơi bẩn. Đồng thời cũng kiêng đặt bàn thờ đặt phía dưới nhà vệ sinh (nếu như nhà có nhiều tầng) .
  • Bàn thờ gia tiên nên đặt ở khu yên tĩnh, tránh đặt những nơi ồn ào. Nếu có thể, nên xây hẳn phòng thờ riêng, hoặc là đặt ở tầng cao nhất trong nhà.
  • Tránh bàn thờ có hướng thẳng với cửa ra vào hoặc là cửa sổ, vì theo quan niệm dân gian việc này sẽ làm hao khí, hạn chế sự may mắn của chủ nhà. Nếu nhà quá nhỏ và bàn thờ đã hướng trực tiếp ra lối đi, thì nên che rèm lại hoặc làm bình phong để tách biệt không gian thờ cúng. 
  • Không bố trí bàn thờ ở trước phòng ngủ, hoặc là nhìn thẳng về phía phòng ngủ vì như vậy mang ý nghĩa bất kính đối với tổ tiên.
  • Không nên để gương phản chiếu ở trước bàn thờ.

Lời Kết: Trên đây là những gì một bàn thờ ở nhà mới của bạn cần để quá trình thờ cúng thật thuận lợi và mang lại nhiều điều may mắn. Hi vọng những chia sẻ về cách bày trí bàn thờ gia tiên khi chuyển nhà sẽ giúp ích cho bạn! Nếu như bạn có nhu cầu chuyển nhà xin vui lòng liên hệ với chuyển nhà Thành Hưng qua số 094.403.35.35 để được tư vấn!

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

0342 73 73 73