Mẫu công văn xin chuyển văn phòng

Chuyển văn phòng ít nhiều cũng ảnh hưởng đến hoạt động của công ty và các giao dịch hằng ngày. Vì vậy, để được đảm bảo mọi hoạt động của đơn vị văn phòng, công ty của bạn được phép hoạt động ở địa chỉ mới thì chắc chắn bạn phải có công văn xin chuyển văn phòng, để xin phép di chuyển đến địa chỉ mới và hoạt động, làm việc một cách bình thường theo đúng pháp luật. Taxi tải Thành Hưng xin giới thiệu đến bạn mẫu công văn xin chuyển văn phòng chuẩn nhất hiện nay. Mời các bạn cùng theo dõi nội dung bên dưới đây nhé!

I. Lý do cần gửi công văn xin chuyển văn phòng

Không đơn giản như việc chuyển nhà, chuyển văn phòng, công ty, doanh nghiệp sẽ có thủ tục rườm rà các bước, đặc biệt là việc hoàn tất các thủ tục pháp lý cần thiết. 

Công văn xin chuyển văn phòng thường được gửi đến cơ quan có thẩm quyền để được cấp phép và đồng ý thay đổi địa chỉ nơi hoạt động, kinh doanh cá nhân, doanh nghiệp. Việc này như cách để phòng những sự cố về mặt pháp lý như tranh chấp, tranh cãi, tố tụng,… làm gián đoạn hoạt động của công ty, văn phòng của bạn.

Chưa hết, việc gửi công văn xin chuyển văn phòng còn giúp đảm bảo lợi ích và nghĩa vụ của đơn vị khi chuyển đến địa chỉ mới, từ đó tạo được niềm tin trong lòng khách hàng trong quá trình sử dụng dịch vụ, sản phẩm mà công ty, đơn vị cung cấp.

mẫu công văn xin chuyển văn phòng
mẫu công văn xin chuyển văn phòng

II. Những mục cần thiết trong công văn xin chuyển văn phòng

Hiện nay, nội dung công văn xin chuyển văn phòng gửi cơ quan liên quan được pháp luật quy định về cách thức và nội dung rõ ràng, do vậy nếu bạn muốn chuyển văn phòng chỉ cần soạn thảo theo mẫu và tuân thủ mọi nội dung có trong mẫu gợi ý là được. 

Tuy nhiên, Thành Hưng xin phép nhắc lại những nội dung cơ bản của công văn xin chuyển văn phòng như sau: 

  • Phần bắt buộc phải có là Quốc hiệu và tiêu ngữ
  • Có mở đầu bằng Kính gửi và kết thúc bằng lời cảm ơn
  • Trong phần thân phải có thông tin cơ bản của công ty, văn phòng
  • Nêu rõ ràng lý do chuyển văn phòng 
  • Cung cấp địa chỉ văn phòng cũ và địa chỉ văn phòng sắp chuyển đến
  • Thời gian bắt đầu công việc tại địa chỉ văn phòng mới
  • Thông tin liên hệ với công ty, văn phòng
  • Gửi lời cảm ơn đến cơ quan chức năng 

III. Những lưu ý khi soạn công văn chuyển văn phòng

  • Công văn xin chuyển văn phòng phải được thực hiện trên khổ A4
  • Phông chữ trong văn bản công văn xin chuyển văn phòng phải là phông chữ tiếng Việt của bộ mã ký tự Unicode theo Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN. Phông chữ phải là phông tiếng Việt Times New Roman.
  • Các trường hợp phải viết hoa như: danh từ riêng, các danh từ thuộc trường hợp đặc biệt như: Nhân dân, Nhà nước,…
  • Số trang được đánh từ số 1, bằng chữ số Ả-rập, cỡ chữ 13 – 14, kiểu chữ đứng, không hiển thị số trang thứ nhất

Đây là những lưu ý để soạn công văn, tuy nhiên vẫn còn chưa đủ. Bạn có thể chủ động tìm hiểu thêm để có thể tự rút ra kinh nghiệm cho bản thân để soạn công văn xin chuyển văn phòng chuẩn chỉ nhất trước khi gửi đi.

Trên đây là mẫu công văn xin chuyển văn phòng chuẩn 2021 mà Thành Hưng muốn gửi đến bạn. Hy vọng sẽ giúp bạn hiệu quả trong việc chuyển văn phòng đến địa chỉ mới theo mong muốn. Nếu có bất kể thắc mắc gì thì đừng ngần ngại liên hệ với Thành Hưng qua hotline 0342.73.73.73 hoặc 0915.388.666 để được đội ngũ tư vấn viên của chúng tôi hỗ trợ chuyển văn phòng cho bạn. 

>>> Tham khảo thêm : Thủ tục chuyển văn phòng công ty

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.

0342 73 73 73